Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng chuẩn?

Bảo trì khác bảo dưỡng như thế nào?

Thường mọi người sẽ bảo trì và bảo dưỡng là giống nhau về định nghĩa cũng như các hoạt động. Đúng là hai khái niệm này đều để nói đến hoạt động chăm sóc liên quan đến kỹ thuật. Nhân viên sẽ có những điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một số linh kiện và chi tiết bên trong máy móc. Tuy nhiên, bảo trì và bảo dưỡng không giống nhau.

Bảo trì là gì?

Bảo trì sẽ thực hiện trong giai đoạn máy móc, thiết bị đã hỏng hóc. Người nhân viên sẽ có các hoạt động để khôi phục máy về một tình trạng nào đó. Đối với tình trạng hỏng quá nặng sẽ phải thay thế chi tiết bên trong.

Bảo dưỡng là gì?

Bảo dưỡng là nhiệm vụ chăm sóc định kỳ và thường xuyên để thiết bị không xảy ra tình trạng hỏng hóc. Hoạt động này nhằm duy trì máy móc luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất.

Như vậy có thể thấy rõ, bảo trì bao gồm các hoạt động khi máy móc đã bị hỏng cần sửa chữa, thay thế. Còn bảo dưỡng là hoạt động chăm sóc máy từ khi đưa vào vận hành. Mặc dù có sự khác nhau nhưng cả bảo trì và bảo dưỡng đều là phương pháp bảo vệ máy móc cơ bản được áp dụng tại nhà máy. Do đó chúng có quy trình thực hiện giống nhau.

Một số phương pháp bảo dưỡng bảo trì máy móc thiết bị

Trong các ngành công nghiệp hiện nay đều có sự tham gia của máy móc, thiết bị. Muốn máy móc vận hành hiệu quả phải chăm sóc thường xuyên. Thường người ta sẽ dựa vào tình trạng máy để đưa ra phương pháp và quy trình sửa chữa máy móc thiết bị phù hợp.

Bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong thời gian nhất định

Đây là phương pháp tiêu chuẩn được áp dụng tại nhiều nhà máy, xí nghiệp. Đầu tiên cần kiểm tra máy móc, nhân viên phải so sánh thông số ban đầu của nhà sản xuất với tình trạng hiện tại.

Tùy vào tình trạng máy mà sẽ có những cách thức bảo dưỡng riêng
Tùy vào tình trạng máy mà sẽ có những cách thức bảo dưỡng riêng

Sau đó sẽ có những thay thế định kỳ với linh kiện cụ thể theo lịch trình từ trước. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý và theo dõi việc bảo trì trên từng loại máy móc.

Sửa chữa, bảo trì khi máy móc có hư hỏng

Thường tại các cơ sở kinh doanh lẻ sẽ áp dụng sửa chữa thiết bị sau khi máy móc xảy ra hư hỏng. Công việc bảo trì định kỳ của họ chỉ là thay dầu, tra mỡ mà thôi. Đây là một phương pháp được đánh giá gây hại cho máy và tốn kém cho doanh nghiệp.

Dựa vào tình trạng máy để bảo dưỡng, bảo trì

Đây là hoạt động định kỳ của các công ty chuyên nghiệp được theo dõi bởi hệ thống để xử lý. Việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc định kỳ mới chẩn đoán được chính xác vấn đề đang gặp phải. Xác định được thay thế linh kiện hay xử lý vấn đề nào thì mới có kế hoạch cụ thể dừng hay tiếp tục để máy hoạt động.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng chuẩn?

Trong 3 phương pháp đã liệt kê thì phương pháp này được đánh giá hiệu quả nhất. Nó thường áp dụng cho doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Hay những máy móc cần phải hoạt động liên tục trong nhiều giờ.

Ngoài ra tham gia vào quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp không thể thiếu sự góp mặt của máy bơm mỡ bò. Đây chính là thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong việc bơm mỡ. Thiết bị bơm mỡ bò chính hãng nay được cung cấp đa dạng tại Điện Máy Hoàng Liên, quý khách hàng có thể tham khảo nếu như có nhu cầu.

Mục đích của hoạt động bảo dưỡng, bảo trì

Trước khi đi vào tìm hiểu quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị cần điểm qua mục đích của hoạt động này:

– Có những kiểm tra, rà soát khả năng chạy cũng như độ nóng ở mức tối ưu của máy móc.

– Xác định được khả năng bảo trì khoảng tối đa của từng lại thiết bị.

– Thu thập dữ liệu máy móc từ khi bắt đầu đưa vào vận hành đến lúc hư hỏng.

– Biết được thời gian cần thay thế linh kiện quan trọng trong máy.

– Nắm chắc được thời gian bảo hành cũng như chi phí mỗi lần bảo hành.

– Tìm hiểu về các loại phụ tùng phù hợp nhất.

– Phân tích được các dạng tác động xấu ảnh hưởng máy móc. Từ đó bộ phận kỹ thuật sẽ nghiên cứu và đưa ra được giải pháp phù hợp.

Việc kiểm tra thường xuyên giúp các nhân viên kỹ thuật nắm bắt được tình hình thực tế

– Phân tích các hư hỏng sẽ xảy ra để đưa đến phương án hạn chế ở mức thấp nhất.

– Nghiên cứu những hư hỏng máy móc không mong muốn sẽ xảy ra.

– Dự đoán sự phân bố thời gian từ khi sử dụng đến lúc hư hỏng của từng loại máy móc.

– Khám phá để xác định được phương án giảm hư hỏng số linh kiện còn lại trong thiết bị.

– Nghiên cứu những phương án sửa chữa khác khi phương án đang sử dụng có không hiệu quả.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị tiêu chuẩn

Bất kể một vấn đề gì khi bắt tay vào thay đổi thì đều phải có quy trình cụ thể. Hơn nữa máy móc có rất nhiều bộ phận quan trọng chỉ cần sai một chút sẽ có hậu quả lớn. Chính vì vậy cần phải có một quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn. Và những bước thực hiện, sử dụng được cho cả quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp cũng như bất kỳ loại máy móc nào khác.

Xây dựng mục tiêu cần đạt được khi bắt tay vào bảo trì

Mục tiêu lớn nhất của bảo trì là đảm bảo máy móc duy trì trạng thái tốt nhất. Công việc bảo dưỡng máy móc cần thực hiện đủ nhiệm vụ bao gồm:

– Khiến chất lượng máy móc tốt hơn.

quy trình sửa chữa máy móc thiết bị

 

– Nguồn chi phí sửa chữa ở mức thấp nhất.

– Hoàn thành mọi công việc trong khuôn khổ.

– Có những giải pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Để đạt được những điều đó, trước khi bắt tay vào sửa chữa cần phải có phương án phù hợp. Có như thế mới tuân thủ được điều kiện sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thiết lập phương án cụ thể

Để có phương án đúng nhất phải căn cứ vào tình trạng thiết bị. Thường các kỹ sư sẽ phân loại máy móc theo cấp độ như sau:

– Thiết bị sống còn: Với những loại máy này cần phải có dự phòng phương án bảo trì theo tình trạng. Đồng thời vẫn cần kết hợp bảo dưỡng định kỳ để máy hoạt động ổn định.

– Máy móc quan trọng: Loại này sẽ áp dụng bảo trì theo tình trạng của thiết bị. Phải chuẩn bị kế hoạch sửa chữa, thay thế linh kiện khi thấy dấu hiệu hư hỏng.Với loại máy chưa có cơ hội kiểm tra thì phải bắt tay vào “khám” ngay.

 

phân loại máy móc để sửa chữa

– Thiết bị hỗ trợ: Loại này thì thường áp dụng cách thức sửa chữa phục hồi mà thôi. Bởi nó không quá quan trọng cho công việc sản xuất tại đơn vị.

– Bảo trì, sửa chữa toàn xí nghiệp: Thời gian này được xem là dùng để kiểm tra cũng như phục hồi mọi hư hỏng còn tồn đọng. Việc này theo quy định chỉ được tiến hành khi ngừng hoạt động xí nghiệp nhiều ngày. Với các dụng cụ, thiết bị dễ gặp tình trạng cháy nổ phải ngưng sử dụng ngay.

Xác định bộ phận tham gia bảo trì, bảo dưỡng

Đây là công việc quan trọng trong một quy trình thực hiện. Sẽ bao gồm các bộ phận sau:

– Bộ phận lên kế hoạch: Sẽ có nhiều kỹ sư tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm đề ra vật tư sửa chữa. Bên cạnh đó còn có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kế hoạch kiểm tra và sửa chữa cho toàn bộ xí nghiệp.

– Bộ phận thực hiện: Có sự tham gia của cả kỹ sư và công nhân để thực hiện các công đoạn sửa chữa trực tiếp.

Thông tin liên hệ:

QUANG NGỌC MINH

Địa chỉ: Số 2, Đường 42, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0913.154.145

Email: quangngocminhco@gmail.com

Website: https://quangngocminh.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *