Kinh nghiệm khi mua máy phay CNC cũ của Nhật

Máy phay CNC mới của Nhật khi nhập khẩu về Việt Nam mình giá thành vẫn còn tương đối cao, trong khi may phay CNC Nhật cũ có ưu điểm là giá thành rẻ và độ chính xác còn cho phép gia công các sản phẩm có độ dung sai chấp nhận được. Những máy phay CNC cũ sau khi nhập về vẫn còn chạy được khoảng 10 năm nữa (tùy theo thời hạn sản xuất máy), lại giải phóng sức lao động không yêu cầu cao về tay nghề công nhân chủ yếu do người lập trình và chế độ cắt gọt, dung sai máy mà được độ chính xác gia công tinh

Khi đi mua các máy phay CNC mới thì không quan tâm nhiều lắm bởi vì đã có chế độ bảo hành và linh phụ kiện thay thế nhưng khi mua máy bãi thì khác không để ý là có thể chơi phải cục sắt luôn không chạy được, tốn tiền và tổn hao nguyên khí,..

Kinh nghiệm mua máy phay CNC cũ của Nhật như thế nào?

– Điều đầu tiên là quan sát xem kích thước, kiểu dáng công nghiệp, cách thiết kế hệ máy có đẹp không? Cơ khí nhìn qua bằng mắt thường có đầy đủ các phụ kiện không? Máy đã được sơn tút lại chưa hay vẫn còn nguyên bản. Máy đã được đánh về bãi Việt Nam lâu chưa, nếu lâu quá thì cũng không nên) mua do các bãi máy bảo quản ngoài trời che phủ bạt là chủ yếu.

– Tiếp theo cần phân biệt phần đầu kẹp dao dùng BT32, BT40, 45 hay BT50 máy BT32,40 trọng lượng máy m=3-4 tấn, BT 45,50 m>6 tấn. Tùy theo yêu cầu công việc mà ta chọn máy to hay nhỏ vào kích thước bàn máy và đầu dao BT, công suất động cơ trục chính. Kích thước bàn máy <=420x800x450 thường là dùng đầu BT40, kích thước 520x1100x550 thường dùng đầu BT50.

– Sau khi hỏi được trọng lượng, kích thước bàn máy, hãng máy chế tạo, đầu kẹp dao BT ta quan sát xem đời máy đó năm bao nhiêuđộng cơ điều khiển các trục XYZ sơn đít động cơ mầu đen, vàng, đỏTừ đây xem có thay thế đổi động cơ chưa . Lưu ý máy <1981;1985 : động cơ đít đỏ. Cấu tạo tùy từng mầu mà dạng điện động cơ là DC hay AC. Phân biệt máy đó NC,3000c,  3M, 6M……loại NC và 3000c được sản xuất trước năm 1980 khi mua loại này không truyền dữ liệu từ máy tính DNC được, hỏng linh kiện cực hiếm luôn chỉ nhập lệnh bằng tay vào bộ nhớ máy thôi. Loại 3M truyền được dạng từ máy tình vào trong bộ nhớ máy CNC khống chế mỗi lần truyền 120kb các trình G_CODE quá dài phải cắt nhiều lần. Máy từ đời 6M trở đi nói chung cũng không khác nhiều với các loại máy đời cao hiện nay là mấy có thể truyền DNC vô tư chạy trình ngày đêm. Do đó lời khuyên nên mua máy từ 6M trở về sau.

– Tiếp đến cần xem thêm máy loại này có phần cân bằng đối trọng cơ khí không, Ví dụ: đầu máy nặng 1 tấn thì phần sau nối bằng xích có đối trọng cũng nặng khoảng 1 tấn đó. Lợi của đối trọng đó là luôn luôn được cân bằng đầu máy trong trường hợp mất điện đột ngột không gây ra tình trạng sục Z (đâm dao hạ Z) những máy không có đối trọng khi mất điện hay bị xục dao ăn lẹm vào phôi hỏng dao hại về cơ khí (mặc dù có phanh động cơ Z nhưng không ăn thua đâu).

– Nếu là máy phay to cắt gọt lực lớn , vòng quay máy cao thường có đi theo một phần máy lạnh làm lạnh dầu bơm hồi về cổ máy trục chính (bơm và hồi dầu về liên tục và được làm mát như dạng điều hòa không khí). Thiết bị này thường không được gắn trưc tiếp lên máy mà đấu dây dạng ống để hồi và bơm dầu. Do đó, nếu bị mất hay các nhà bán máy ỉm đi cũng phai khắc phục điểm này đó.

– Xem thêm trên bàn phím điều khiển các nút có thêm các lệnh để tham chiếu can thiệp cưỡng ép trong quá trình đã truyền trình không. Nếu có thêm thì càng có lợi. Ví dụ: ta chạy G0 để 100% thì bước tiến bàn máy là 3000mm/phút nhưng có nút can thiệp ta để 50% lúc này khi máy chạy đến lệnh G0 nó chỉ chạy nhanh 1500mm/phút thôi , tương tự như vậy các nút điều khiển vòng quay trục chính, bước tiến cắt ,..

– Về cơ bản quan sát cơ khí là như thế, sau đó tiến hành bật bật cầu dao điện lên đợi xem màn hình lên có bị nhòe không, có thấy lỗi (alarm), nếu lỗi thì nhà bán máy phải khắc phục. Chạy các lệnh G0 chạy nhanh tối đa xem có kêu réo gì không máy chạy các trục càng êm càng tốt. Chuyển về nấc handle vặn các trục xem di chuyển bàn máy có nhẹ nhàng và không bị giật là được sau đó mang đồng hồ so đo độ // của bàn máy. Chúng tôi từng chứng kiến rất nhiều máy về phải phay bàn máy do không // phay phẳng thì chịu do trong qua trình vận chuyển có va đập đứt xích cẩu, rơi máy.

– Bật trục chính bằng lệnh M3 dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của đầu dao , xem tốc độ tối đa của trục trính.

– Kiểm tra xem có thay dao tự động được không, nếu máy nhiều đầu dao mà không thay dao tự động được khả năng biến tần động cơ trục chính đã hỏng và được thay biến tần khác rồi , kèm cả thay động cơ trục chính luôn.

– Xem máy đó cấu tạo kiểu nâng bàn đầu trục Z đứng yên hay bàn tĩnh di chuyển XY đầu lên xuống theo điều khiển trục Z . Xem cả hệ thống đầu ra vào theo trục Y không (loại này hãng máy Hithchi seiki hay làm) kiểu này cũng không được tối ưu lắm.

– Nên mua máy phay bàn chuyển động XY đầu trục Z chuyển động lên xuống.

– Các hãng máy CNC về việt Nam mình chủ yếu là: Mori seiki, Hitachi seiki, Okuma Hawa, Enhsu, Machino, Hamai, Roku roku ,Okuma,..

– CNC có rất nhiều loại và nhiều hãng sản xuất, nhưng hệ điều khiển thường sử dụng : Fanuc, Mitsubishi,Siemens ; ngoài ra còn có các hệ điều khiển: Fagor, HEIDENHAIN, Fadal,..

Thông tin liên hệ:

QUANG NGỌC MINH

Địa chỉ: Số 2, Đường 42, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0913.154.145

Email: quangngocminhco@gmail.com

Website: https://quangngocminh.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *