Sức ảnh hưởng từ sự phát triển về khoa học kỹ thuật lên sản xuất cũng như đời sống con người là không thể phủ nhận. Nó giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, công tác lao động sản xuất vận hành chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian, các khoản chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận. Từ đó mang lại cho các doanh nghiệp khả năng cạnh tranh với các công ty khác bằng chất lượng sản phẩm làm ra. Trong đó, hệ thống băng chuyền cũng góp một phần không nhỏ. Chắc hẳn trong số chúng ta đều đã có ít nhất một lần nghe về “băng chuyền”, nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về sản phẩm này. Vậy băng chuyền là gì? Có các loại băng chuyền nào? Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu ở phần nội dung mà Uniduc chia sẻ dưới đây!
I. Băng chuyền là gì?
Băng chuyền là sản phẩm máy móc hỗ trợ đắc lực cho con người trong công việc vận chuyển, chế tạo, chế biến, đóng gói hàng hoá,… Cỗ máy này sở hữu khả năng vận chuyển một vật, bưu kiện hoặc gói hàng từ điểm A đến điểm B trong nhà máy. Băng chuyền còn được lắp ráp thêm các bàn thao tác ở hai bên để nhân công chế biến thực phẩm, lắp ráp đóng gói linh kiện,… Ở phía trên có thể lắp thêm tầng cho thành phẩm.
Chúng vô cùng hữu ích, có tính kinh tế vô cùng cao. Băng chuyền là một trong những bộ phận quan trọng trong dây chuyền chế tạo, lắp ráp, sản xuất của các doanh nghiệp và nhà máy. Chúng góp phần tạo nên một môi trường chế tạo khoa học, năng động, giải phóng sức lao động và mang lại tác dụng kinh tế cao.
II. Cấu tạo và các ứng dụng của băng chuyền.
1. Cấu tạo của băng chuyền bao gồm:
- Phần khung: thường là nhôm định hình, thép sơn tĩnh điện hoặc inox.
- Dây băng chuyền: dây băng PVC có độ dày từ 2 – 3mm hoặc dây băng PU dày 1.5mm.
- Động cơ truyền động: động cơ giảm tốc công suất 0.2, 0.4, 0.75, 1.5, 2.2kW.
- Bộ điều khiển: bao gồm biến tần, sensor, timer, PLC,…
- Cơ cấu truyền động: bao gồm rulo kéo, nhông xích,…
- Hệ thống bàn thao tác: thường là gỗ, thép hoặc inox. Trên bề mặt được dán thảm cao su chống tĩnh điện.
- Hệ thống đường khí nén, đường điện: có ổ cắm để lấy điện cho các máy dùng trên băng chuyền.
- Đường điện chiếu sáng để các công nhân thao tác lắp ráp.
2. Ứng dụng.
Các đặc điểm cấu tạo trên cho thấy băng chuyền công nghiệp rất thích hợp với các lĩnh vực sản xuất chẳng hạn như: linh kiện điện tử, đóng gói sản phẩm, lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm,…
III. Ví dụ về thông số kĩ thuật của băng chuyền.
- Chiều dài: 1.000 – 20.000mm.
- Chiều rộng: 350 – 800mm.
- Kết cấu khung: nhôm định hình 20×40, 40×60,40×80, hoặc bằng inox , thép sơn tĩnh điện.
- Dây băng chuyền: PVC hoặc PU dày từ 1 – 5mm, có màu xanh, màu sẫm hoặc màu trắng, chống tĩnh điện đến từ các hãng Sampla (Italia), Ammerral (Hà Lan),…
- Động cơ giảm tốc: các thương hiệu đến từ Nhật, Ý,…
- Tốc độ dây băng chuyền điều khiển bằng biến tần: 10 – 60 (m/phút). Có thể điều chỉnh tốc độ tuỳ theo sản phẩm và công suất băng chuyền.
- Hệ thống chiếu sáng: tiết kiệm điện năng, không gây mỏi mắt,…
- Bàn thao tác: gỗ MDF phủ cao su, PVC hoặc inox.
- Tủ điều khiển: đèn báo, biến tần, công tắc,…
- Các chi tiết khác: móc treo dụng cụ, khay đựng linh kiện, quạt làm mát,… được thiết kế tuỳ từng yêu cầu riêng biệt.
IV. Các loại băng chuyền.
1. Băng chuyền con lăn.
Đây là giải pháp phù hợp để vận chuyển các sản phẩm từ nhẹ, trung bình đến nặng trong môi trường thông thường, có hoá chất ăn mòn hoặc bụi bặm,… Chúng được sử dụng nhiều trong sản xuất khiến cho việc vận chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng hơn.
a. Cấu tạo.
- Hai đầu trục con lăn được vát mép, phay rãnh, ta rô lỗ hay chạy ren bắt bu lông để gắn với khung băng chuyền tuỳ theo mục đích và ứng dụng.
- Bề mặt ống con lăn được gia công đảm bảo độ đồng tâm và độ vát.
- Vòng bi: sử dụng loại chính hãng có độ bền cao.
- Hệ thống phớt bảo vệ vòng bi: đảm bảo con lăn làm việc bền bỉ ở nơi có độ ẩm, mài mòn,…
- Con lăn được làm từ inox, thép tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì do có thiết kế đồng tâm giúp giảm độ rung.
b. Ứng dụng.
- Chúng thường được dùng trong sản xuất, tự động hoá giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lao động. Thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, dễ di chuyển.
- Cắt, ghép, nối linh động tuỳ theo nhu cầu của công ty. Tốc độ và khả năng đảo chiều quay có thể điều chỉnh.
- Dàn con lăn chuyển hàng được các doanh nghiệp sản xuất hàng đóng thùng ứng dụng rộng rãi.
- Ứng dụng cho các ngành bánh kẹo, bia, sữa,…
2. Băng chuyền đóng gói.
Sản phẩm này được kết hợp từ hệ thống băng chuyền, bàn thao tác và kệ chứa hàng. Loại băng chuyền đóng gói có thể vận chuyển hàng hoá lớn với mặt phẳng băng chuyền rộng. Chúng thường được dùng trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện nhựa, điện gia dụng,…
a. Ưu điểm.
- Băng chuyền đóng gói giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất.
- Phần khung dễ tháo rời và lắp ráp.
- Công suất cao, thiết kế đơn giản, dễ quản lý và vận hành.
- Ít gây tiếng ồn và bảo trì thuận tiện.
b. Cấu tạo.
- Khung băng chuyền: chất liệu nhôm định hình theo khuôn đối xứng giúp gia công dễ dàng, băng chuyền cân đối và vận hành êm ái.
- Bề mặt được làm từ PVC.
- Cơ cấu truyền động: lô chủ động, lô bị động, con lăn đỡ và nhông xích.
- Hệ thống khí nén dùng cho các công cụ cầm tay để thao tác trên chuyền.
- Động cơ truyền động: loại động cơ giảm tốc có thể điều chỉnh vô cấp.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Bàn thao tác và giá kệ chứa hàng làm bằng ống inox lắp ghép tạo sự linh hoạt trong lắp ráp cũng như tháo rời, sàn trên để thao tác làm việc, sàn dưới để dụng cụ làm việc liên quan.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 2, Đường 42, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0913.154.145
Email: quangngocminhco@gmail.com
Website: https://quangngocminh.com/